Thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục của trường THCS Huỳnh Thúc Kháng - UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm học 2024-2025

Sự bùng nổ về công nghệ đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Xu hướng giáo dục đang dần thay đổi: thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và tốn ít chi phí hơn. Những năm gần đây, ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn.

          Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.

          Thực hiện Kế hoạch về chuyển đổi số của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Khê năm học 2024-2025, trường THCS Huỳnh Thúc Kháng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục, tạo động lực thúc đẩy công tác chuyển đổi số trong trường học.

          Nhà trường nhận được sự chỉ đạo quan tâm sát sao của Phòng Giáo dục và Đàp tạo quận Thanh Khê, của chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh học sinh trong nhà trường trong việc tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

           Ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý là việc làm thường xuyên của cán bộ, giáo viên nhà trường. Việc ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác quản lý và giảng dạy luôn được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm. Ban giám hiệu nhà trường đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như máy tính, tivi, máy soi, hệ thống đường truyền nối mạng; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức CNTT. Hiện tại, 100% cán bộ, giáo viên của trường đều soạn bài trên máy tính.

Ứng dụng công nghệ vào công tác giảng dạy đi kèm phương pháp mới như sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy: PowerPoint, Mathcad, Intest…Việc trao đổi thông tin, văn bản trong nhà trường đều thực hiện bằng phương thức điện tử; nhiều phần mềm được sử dụng trong quản lý như phần mềm nhắn tin liên lạc điện tử, phổ cập, quản lý nhân sự, khai thác kênh thông tin trên các trang Website của nhà trường, Zalo, Facebook, việc ứng dụng, sử dụng chữ ký số, sử dụng hồ sơ điện tử của giáo viên, quản lý học sinh, kế hoạch giáo dục... Các phần mềm như: Enetviet để quản lý học sinh và trao đổi thông tin sổ liên lạc điện tử với phụ huynh học sinh; phần mềm để quản lý tài chính, hệ thống CSDL ngành... được nhà trường ứng dụng phục vụ hiệu quả công tác quản lý và nhiệm vụ chuyên môn…

Nhà trường đã triển khai tập huấn sử dụng các phần mềm: phần mềm quản lý giáo dục Enetviet, khai thác các thông tin trên Website trường; hồ sơ giáo án điện tử; phần mềm phổ cập giáo dục trực tuyến; phần mềm Intest… tới toàn thể GV, NV trong nhà trường. 100% giáo viên được tập huấn sử dụng công nghệ thông tin. 100% giáo viên đưa việc dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục. Sự sáng tạo, ứng dụng linh hoạt các phần mềm và hiệu quả của công nghệ đã được các giáo viên nỗ lực trau dồi và áp dụng vào bài giảng.    

Như vậy, việc triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số tới toàn thể GV, NV đã và đang được thực hiện một cách nghiêm túc và tích cực. Mang lại rất nhiều lợi ích to lớn, tích cực: tổ chức hiệu quả trong quản lý vận hành, giúp giáo viên linh hoạt và chủ động trong phương pháp giảng dạy, nâng tầm chất lượng giảng dạy.  

Để làm được những điều đó, nhà trường cũng đứng trước những khó khăn và thách thức trong quá trình chuyển đổi số trong trường học: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chi phí đầu tư, đổi mới về phương pháp học và dạy…Mặc dù vậy, BGH nhà trường cùng toàn thể GV, NV luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ để đổi mới trong công tác giáo dục.

Với sự chỉ đạo sát sao về công tác chuyển đổi số của các cấp cùng với sự tâm huyết, yêu nghề, năng động, sáng tạo, không ngại đổi mới của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường, đã tạo nên những thành công của trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. Góp phần đưa nền giáo dục của xã nhà nói riêng và toàn thành phố nói chung ngày càng văn minh, tiến bộ và phát triển không ngừng.

                                       Thanh Khê, ngày 01 tháng 11 năm 2024                                                                           

                                             Tác giả: Phan Vĩ Phương Uyên

z5858322851623 7eb391ec9b24ab4a47cebda53a771ab4

z5994752507749 fc0384b2e3f9eb0be12987885ed4b0b6z5994755142017 6899f034e94800517b89304d8ed53063

z5986028848825 a443abef84ef005e5246189623e2b09f

z5986030694624 40226b52aacbd18b5a0c2a76017432a0

\z5986032442355 4af1ead72f77f4832dd589bb3b15470f

z5986335135014 8be7083f1ce3b06afae97e1db97fe228


Thông báo