Dòng đời hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã thấy mình già. Biến đổi và phát triển là qui luật của tự nhiên. Sinh-lão-bệnh-tử là qui luật của cuộc đời. Mỗi một ngày trôi qua chúng ta mất một ngày, mỗi một ngày trôi qua chúng ta lại thấy vui một ngày khi ta làm được một điều tốt đẹp, khi ta góp thêm cho đời một việc làm ý nghĩa. Ấy thế mà mỗi khi nhìn lại…
Tháng 9 năm 1992 tôi về nhận công tác tại trường PTCS Huỳnh Thúc Kháng. Đây là đơn vị thứ năm kể từ ngày ra trường tôi đến nhận công tác. Dòng sông có thể có nhiều bến đỗ, mỗi bến đỗ có một ý nghĩa nhất định, mỗi bến đỗ cho ta những dự cảm nhất định. Bốn đơn vị đầu, mỗi nơi tôi đậu lại chưa quá ba năm, mà thậm chí là hai năm. Vậy mà Trường Huỳnh Thúc Kháng…duyên nợ chăng ?..Ngoảnh đi ngoảnh lại thế mà đã hai mươi năm rồi. Hai mươi năm vui, buồn, sướng, khổ, vất vả, lo âu…nếm đủ. Hai mươi năm nhìn lại, hai mươi năm ngồi nghĩ lại có nhiều chuyện để nói, để kể, tất cả những điều đó giờ đây đã trở thành kỉ niệm.
Hai mươi năm ngày tôi đến, Trường Huỳnh Thúc Kháng nằm ở số 54 đường Điện Biên Phủ. Trường có hình dạng vừa giống chữ H lại vừa giống chữ I nằm ngang. Với độ dài mặt tiền mặt lộ phải nói là lí tưởng cho các nhà sản xuất , kinh doanh nhưng lại không hợp lắm với một đơn vị giáo dục. Sau hai lần nâng cấp , mở rộng, đường tiến sát gần phòng học, khiến cho nhiều em học sinh ngồi trong lớp mà ánh mắt và tâm hồn đang rong ruổi theo những cảnh vật xảy ra trên đường phố. Và cũng từ đấy nhiều chuyện rắc rối mà giờ đây mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn thấy buồn cười…
Ngày ấy phòng học của Trường chỉ chỉ là một dãy nhà cấp bốn (không kể bốn phòng học ở tầng lầu phía tây). Mỗi phòng chỉ có một cái quạt trần, hai bóng đèn. Cửa sổ thì không có song sưa nên leo ra leo vào khá “thuận tiện”. Sân trường là hai miếng kẹo đậu nằm trước và sau dãy phòng học. Còn phía Nam của trường chẳng có tường rào vì tiếp giáp với ao sâu.Vì vậy mỗi trận mưa đất đai trên sân theo nhau chu du đi làm từ thiện cho mặt hồ, để lại nơi đây đất đá lởm chởm, gồ ghề. Cho nên sân trường ngày ấy, sân chẳng giống sân, bãi chẳng giống bãi, rạch chẳng giống rạch. Chính vì thế nên ở các phòng này mùa hè vừa nóng vừa bụi, mùa mưa thì vừa tối vừa dột. Có nhiều hôm mưa to thầy trò lại phải co cụm lại một góc lớp để hạn chế mọi thiệt hại khi những giọt mưa ghé thăm sách vở.
Hai mươi năm ngày tôi đến, Trường Huỳnh Thúc Kháng nằm ở số 54 đường Điện Biên Phủ. Trường có hình dạng vừa giống chữ H lại vừa giống chữ I nằm ngang. Với độ dài mặt tiền mặt lộ phải nói là lí tưởng cho các nhà sản xuất , kinh doanh nhưng lại không hợp lắm với một đơn vị giáo dục. Sau hai lần nâng cấp , mở rộng, đường tiến sát gần phòng học, khiến cho nhiều em học sinh ngồi trong lớp mà ánh mắt và tâm hồn đang rong ruổi theo những cảnh vật xảy ra trên đường phố. Và cũng từ đấy nhiều chuyện rắc rối mà giờ đây mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn thấy buồn cười…
Ngày ấy phòng học của Trường chỉ chỉ là một dãy nhà cấp bốn (không kể bốn phòng học ở tầng lầu phía tây). Mỗi phòng chỉ có một cái quạt trần, hai bóng đèn. Cửa sổ thì không có song sưa nên leo ra leo vào khá “thuận tiện”. Sân trường là hai miếng kẹo đậu nằm trước và sau dãy phòng học. Còn phía Nam của trường chẳng có tường rào vì tiếp giáp với ao sâu.Vì vậy mỗi trận mưa đất đai trên sân theo nhau chu du đi làm từ thiện cho mặt hồ, để lại nơi đây đất đá lởm chởm, gồ ghề. Cho nên sân trường ngày ấy, sân chẳng giống sân, bãi chẳng giống bãi, rạch chẳng giống rạch. Chính vì thế nên ở các phòng này mùa hè vừa nóng vừa bụi, mùa mưa thì vừa tối vừa dột. Có nhiều hôm mưa to thầy trò lại phải co cụm lại một góc lớp để hạn chế mọi thiệt hại khi những giọt mưa ghé thăm sách vở.
Ngày ấy nếu dạy các phòng sát đường thì trong lớp không chỉ nghe những âm thanh của tiếng thầy cô giảng bài, tiếng phát biểu ý kiến của học sinh mà còn có sự tham gia của nhiều loại âm thanh khác nữa. Chính vì vậy mà đã có thầy giáo khi coi kiểm tra , nghe chuông hết tiết đã vội vã thu bài của học trò, khi lên đến văn phòng mới biết mình nhầm vì đó không phải là chuông hết giờ mà là tiếng chuông của … bác xích lô ngoài đường (ngày ấy đồng hồ là vật đắt tiền và không phải giáo viên nào cũng có, nói gì đến học sinh). Lại có lần chuông hỏng hay điện cúp phải dùng hiệu lênh trống. Có thầy đã đi ra khỏi lớp theo đúng hiệu lệnh trống nhưng không phải là trống của trường mà là trống…đám ma ở ngoài đường…nghĩ mà buồn cười. Đúng là chuyện ngày xửa, ngày xưa như trong cổ tích…Chuyện vui còn nhiều nhưng thôi để dành dịp khác ta kể vậy.
Năm 1997 Thành phố Đà Nẵng được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng để trực thuộc Trung ương. Cũng ngày ấy Trường Huỳnh Thúc Kháng vô cùng phấn khởi vì được ra riêng , được về ngôi nhà mới hiện nay 154 Hà Huy Tập. Về trường mới với bao niềm vui, bao dự định, bao ước mơ… với các thầy cô lãnh đạo trường ngày ấy. Hai mươi năm sinh hoạt tại Chi bộ Huỳnh Thúc Kháng đã trải qua năm đời bí thư, từ chị Liên, anh Bình, anh Tâm, chị Hoa đến anh Phùng bây giờ. Tuy mỗi người có một phong cách lãnh đạo riêng, mỗi người có một bí quyết riêng, một thế mạnh riêng… nhưng tất cả đều tập trung xây dựng một tập thể đoàn kết , thống nhất cao để lãnh đạo đơn vị ngày một đi lên, tiến tới. Và sinh hoạt Chi bộ cũng có những hình thức khác nhau.
Ngày ấy khi anh Tâm mới làm bí thư, mỗi lần họp Chi bộ đều có mời tổ trưởng chuyên môn và các trưởng bộ phận cùng tham dự, để cùng nhau trao đổi bàn bạc chuyện chung của nhà trường. Còn đến phần họp riêng bàn về công tác đảng thì chỉ có đảng viên dự. Cho đến bây giơ tôi vẫn không biết đúng hay sai về những qui định sinh hoạt chung hồi ấy. Nhưng kết quả thì thấy rõ, đã phát huy được tinh thần dân chủ, đã biết lắng nghe ý kiến trực tiếp của quần chúng. Ngày ấy nhiều lễ kết nạp đảng viên mới được tổ chức có sự chứng kiến của cả Hội đồng sư phạm, và trước quần chúng đông đảo cũng có một tác động rõ rệt về ý nghĩa chính trị.
Ngày ấy số lượng đảng viên chưa đông như bây giờ nhưng có nhiều cuộc họp lại được tổ chức vào ban đêm. Tôi còn nhớ có lần họp Chi bộ để kiểm điểm cuối năm, vì quá sôi nổi nên cuộc họp kéo dài đến tận 0 giờ. Ngồi họp mà điện thoại của mọi người reo liên tục vì gia đình ở nhà không biết vợ mình, chồng mình đi đâu… Hôm ấy họp xong, đường phố vắng hoe, tôi và anh Tôi phải đưa cô Hồng về tận nhà rồi mình mới quay về, khi về đến nhà mình thì kim đồng hồ đã chỉ sang ngày hôm sau rồi. Những chuyện như vậy bây giờ mỗi khi nghĩ lại mình vẫn thấy bồi hồi.
Hai mươi năm nhìn lại, ngày tôi đến, Chi bộ chỉ có vỏn vẹn ba đảng viên vậy mà giờ đây đã có ba mươi đảng viên, được chia thành ba tổ đảng và cấp ủy có tới năm người. Nếu xét về mặt số lượng, có lẽ trên địa bàn quận Thanh Khê này ít có chi bộ nào có số lượng đảng viên đông đến như thế. Ba mươi đồng chí là ba mươi con tim, ba mươi mái đầu cùng đoàn kết, nghĩ suy góp phần làm đẹp cho ngôi trường. Tuy mỗi đồng chí có một hoàn cảnh khác nhau, vị trí công tác khác nhau nhưng đều giống nhau là tận tâm , tận lực vì công việc chung, vì tập thể. Hai mươi năm Chi bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Có hai đồng chí được nhận huy hiệu BA MƯƠI NĂM TUỔI ĐẢNG đó là đồng chí Đinh Thị Hải Quế và đồng chí Bùi Phùng.. Nhiều đồng chí nhiều năm liền đạt danh hiệu Đảng viên tiêu biểu được Đảng ủy phường Hòa Khê, Quận ủy Thành Khê và Thành ủy Đà Nẵng tặng GIẤY KHEN, BẰNG KHEN như đồng chí Phùng, đồng chí Nam, đồng chí Quang…
Tuổi trẻ thường nghĩ về tương lai, tuổi trung niên hay nghĩ về hiện tại còn tuổi già thì nghĩ về quá khứ. Và hôm nay mình đang ăn cơm mới mà đi nói chuyện cũ. Phải chăng mình đã già, mà già thật rồi. Nhiều bạn bè cùng ra trường nay đã lần lượt nghỉ hưu. Mới hôm nào chân ướt chân ráo tập làm thầy, đứng trên bục giảng mà tim đập chân run, trời không nóng mà mồ hôi như tắm… Vậy mà bây giờ mình đã có ba mươi ba năm tuổi nghề, hai mươi tám năm tuổi đảng, chừng đó cũng đủ để nói lên tất cả. Chẳng còn bao nhiêu năm nữa thì mình cũng đến tuổi nghỉ hưu. Một ngày nào đó rồi mình cũng sẽ rời xa mái trường thân yêu này. Ngày ấy, khi ra khỏi cổng trường, ngoái đầu nhìn lại, chắc chắn mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lưu luyến , bồi hồi, vì ta đã xa cái nơi mà ta đã gắn bó gần trọn cuộc đời làm nghề dạy học của mình. Và có lẽ đây là bến đỗ cuối cùng của mình trước khi trở về với đời thường làm một phó thường dân. Đôi lúc ngồi nghĩ lại, ngôi trường bề thế, khang trang, một địa chỉ trọng điểm của quận Thanh Khê, nhiều danh hiệu đáng tự hào nhưng bản thân mình chưa đóng góp được bao nhiêu.
Hai mươi năm nhìn lại để nhớ, để yêu, để trân trọng những gì mình và đồng chí, đồng nghiệp của mình đã làm được cho ngôi trường này; nhưng dù gì thì vẫn còn đó điều mình hằng ôm ấp để được cùng suy tư, ngẫm nghĩ… Mong rằng mỗi chúng ta đều trải lòng với những tháng ngày như thế, để sau này khi rời xa mái trường, ta sẽ vui vẻ, thanh thản và tự hào khi thấy trong sự đi lên của Trường THCS Huỳnh thúc Kháng, có một đóng góp nhỏ bé nào đó của chính mình.
Năm 1997 Thành phố Đà Nẵng được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng để trực thuộc Trung ương. Cũng ngày ấy Trường Huỳnh Thúc Kháng vô cùng phấn khởi vì được ra riêng , được về ngôi nhà mới hiện nay 154 Hà Huy Tập. Về trường mới với bao niềm vui, bao dự định, bao ước mơ… với các thầy cô lãnh đạo trường ngày ấy. Hai mươi năm sinh hoạt tại Chi bộ Huỳnh Thúc Kháng đã trải qua năm đời bí thư, từ chị Liên, anh Bình, anh Tâm, chị Hoa đến anh Phùng bây giờ. Tuy mỗi người có một phong cách lãnh đạo riêng, mỗi người có một bí quyết riêng, một thế mạnh riêng… nhưng tất cả đều tập trung xây dựng một tập thể đoàn kết , thống nhất cao để lãnh đạo đơn vị ngày một đi lên, tiến tới. Và sinh hoạt Chi bộ cũng có những hình thức khác nhau.
Ngày ấy khi anh Tâm mới làm bí thư, mỗi lần họp Chi bộ đều có mời tổ trưởng chuyên môn và các trưởng bộ phận cùng tham dự, để cùng nhau trao đổi bàn bạc chuyện chung của nhà trường. Còn đến phần họp riêng bàn về công tác đảng thì chỉ có đảng viên dự. Cho đến bây giơ tôi vẫn không biết đúng hay sai về những qui định sinh hoạt chung hồi ấy. Nhưng kết quả thì thấy rõ, đã phát huy được tinh thần dân chủ, đã biết lắng nghe ý kiến trực tiếp của quần chúng. Ngày ấy nhiều lễ kết nạp đảng viên mới được tổ chức có sự chứng kiến của cả Hội đồng sư phạm, và trước quần chúng đông đảo cũng có một tác động rõ rệt về ý nghĩa chính trị.
Ngày ấy số lượng đảng viên chưa đông như bây giờ nhưng có nhiều cuộc họp lại được tổ chức vào ban đêm. Tôi còn nhớ có lần họp Chi bộ để kiểm điểm cuối năm, vì quá sôi nổi nên cuộc họp kéo dài đến tận 0 giờ. Ngồi họp mà điện thoại của mọi người reo liên tục vì gia đình ở nhà không biết vợ mình, chồng mình đi đâu… Hôm ấy họp xong, đường phố vắng hoe, tôi và anh Tôi phải đưa cô Hồng về tận nhà rồi mình mới quay về, khi về đến nhà mình thì kim đồng hồ đã chỉ sang ngày hôm sau rồi. Những chuyện như vậy bây giờ mỗi khi nghĩ lại mình vẫn thấy bồi hồi.
Hai mươi năm nhìn lại, ngày tôi đến, Chi bộ chỉ có vỏn vẹn ba đảng viên vậy mà giờ đây đã có ba mươi đảng viên, được chia thành ba tổ đảng và cấp ủy có tới năm người. Nếu xét về mặt số lượng, có lẽ trên địa bàn quận Thanh Khê này ít có chi bộ nào có số lượng đảng viên đông đến như thế. Ba mươi đồng chí là ba mươi con tim, ba mươi mái đầu cùng đoàn kết, nghĩ suy góp phần làm đẹp cho ngôi trường. Tuy mỗi đồng chí có một hoàn cảnh khác nhau, vị trí công tác khác nhau nhưng đều giống nhau là tận tâm , tận lực vì công việc chung, vì tập thể. Hai mươi năm Chi bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Có hai đồng chí được nhận huy hiệu BA MƯƠI NĂM TUỔI ĐẢNG đó là đồng chí Đinh Thị Hải Quế và đồng chí Bùi Phùng.. Nhiều đồng chí nhiều năm liền đạt danh hiệu Đảng viên tiêu biểu được Đảng ủy phường Hòa Khê, Quận ủy Thành Khê và Thành ủy Đà Nẵng tặng GIẤY KHEN, BẰNG KHEN như đồng chí Phùng, đồng chí Nam, đồng chí Quang…
Tuổi trẻ thường nghĩ về tương lai, tuổi trung niên hay nghĩ về hiện tại còn tuổi già thì nghĩ về quá khứ. Và hôm nay mình đang ăn cơm mới mà đi nói chuyện cũ. Phải chăng mình đã già, mà già thật rồi. Nhiều bạn bè cùng ra trường nay đã lần lượt nghỉ hưu. Mới hôm nào chân ướt chân ráo tập làm thầy, đứng trên bục giảng mà tim đập chân run, trời không nóng mà mồ hôi như tắm… Vậy mà bây giờ mình đã có ba mươi ba năm tuổi nghề, hai mươi tám năm tuổi đảng, chừng đó cũng đủ để nói lên tất cả. Chẳng còn bao nhiêu năm nữa thì mình cũng đến tuổi nghỉ hưu. Một ngày nào đó rồi mình cũng sẽ rời xa mái trường thân yêu này. Ngày ấy, khi ra khỏi cổng trường, ngoái đầu nhìn lại, chắc chắn mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lưu luyến , bồi hồi, vì ta đã xa cái nơi mà ta đã gắn bó gần trọn cuộc đời làm nghề dạy học của mình. Và có lẽ đây là bến đỗ cuối cùng của mình trước khi trở về với đời thường làm một phó thường dân. Đôi lúc ngồi nghĩ lại, ngôi trường bề thế, khang trang, một địa chỉ trọng điểm của quận Thanh Khê, nhiều danh hiệu đáng tự hào nhưng bản thân mình chưa đóng góp được bao nhiêu.
Hai mươi năm nhìn lại để nhớ, để yêu, để trân trọng những gì mình và đồng chí, đồng nghiệp của mình đã làm được cho ngôi trường này; nhưng dù gì thì vẫn còn đó điều mình hằng ôm ấp để được cùng suy tư, ngẫm nghĩ… Mong rằng mỗi chúng ta đều trải lòng với những tháng ngày như thế, để sau này khi rời xa mái trường, ta sẽ vui vẻ, thanh thản và tự hào khi thấy trong sự đi lên của Trường THCS Huỳnh thúc Kháng, có một đóng góp nhỏ bé nào đó của chính mình.
Hòa Khê,10/2012
NAM THANH HÀ
NAM THANH HÀ