THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAM GIA CUỘC THI TRỰC TUYẾN "TÌM HIỂU PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2024"
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng triển khai tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật cho học sinh thành phố Đà Nẵng năm 2024"
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng triển khai tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật cho học sinh thành phố Đà Nẵng năm 2024"
Thời gian vừa qua trên một số tuyến đường, tuyến cao tốc, liên tiếp xảy ra các vụ ném đá vào tàu, vào xe ôtô đang chạy gần đây cho thấy nhận thức của một bộ phận thanh, thiếu niên còn rất kém.
Ném đá lên tàu không chỉ gây nguy hiểm cho việc chạy tàu mà còn vi phạm quy định về trật tự công cộng, gây bức xúc cho người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu.
Các vụ việc chủ yếu xảy ra ở khu vực vắng vẻ hoặc vào ban đêm nên việc xác định thủ phạm rất khó. Thường khi tàu dừng lại và lực lượng chức năng có mặt thì người ném đá đã bỏ đi. Việc truy bắt đối tượng phải mất nhiều thời gian. Các vụ ném đá hầu hết đều làm vỡ kính của các đoàn tàu, gây ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu và trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Theo Thượng tá Phạm Việt Công, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia nhìn nhận, hành vi trên không chỉ gây nguy hiểm cho người ngồi trên tàu, xe mà còn làm ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện của tài xế, nhất là khi các xe đang chạy trên cao tốc. TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia phân tích: Trên cao tốc, ôtô có thể di chuyển với tốc độ tối đa 120km/h, nếu một viên gạch, đá ném theo chiều ngược lại tốc độ 40 - 60km/h, cộng hưởng lại tốc độ viên gạch, đá có thể lên đến gần 200km/h. Khi đó, hậu quả sẽ là khôn lường.
Một cục đá ném vào khoang tàu, có thể giết chết một mạng người. Khi hòn đá đã ném ra, chuyện trúng vào ai đó, bị thương hay tử vong là hoàn toàn may rủi, đó là một trò chơi quá man rợ, quá độc ác.
Luật Trật tự ATGT đường bộ vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) đã bổ sung nội dung nghiêm cấm hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ. Quy định này đã chi tiết hóa quy định nghiêm cấm hành vi gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Điều này hy vọng sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời là cơ sở để cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét các mức độ vi phạm để có chế tài xử lý nghiêm tương ứng tại các văn bản hướng dẫn.
Cơ quan chức năng tuyên truyền người dân không ném đá vào tàu. Ảnh: Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị định số 100/2019 (đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021), cá nhân ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định trật tự công cộng, hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng. Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nếu làm người khác bị thương buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, hành vi cố ý ném đá vào tàu hỏa làm người khác bị thương sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thương tích với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên. Hình thức phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm.
Dưới đây là một số hình ảnh tuyên truyền của nhà trường.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người cho xã hội mới, cho dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người đã dành biết bao tâm trí cho sự nghiệp giáo dục. Trước lúc đi xa, Người còn ân cần dặn lại: Với thế hệ trẻ, “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ”. Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh trách nhiệm của Ðảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: “Ðảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Những nhìn nhận và đánh giá của Người như nhắn gửi ở lớp lớp thế hệ thanh niên về niềm tin, trí tuệ và sự sáng tạo cho một xã hội mới của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cần phải giáo dục cho thanh niên nhận thức đúng và hiểu sâu sắc rằng vì lý tưởng đấu tranh cho độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Người luôn chú trọng việc giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Bác đã đề cao trách nhiệm cụ thể của từng đoàn viên “đoàn viên phải gương mẫu trong công tác, trong sản xuất, trong học tập” và trách nhiệm chung “Các chi đoàn thanh niên phải xung phong làm đầu tàu trong cuộc thi đua.” Vì thi đua là điều kiện thuận lợi giúp cho Đoàn phát triển mạnh mẽ, vững chắc và thu hút sự quan tâm của thanh niên. Phải thực hiện khẩu hiệu: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Thanh niên được xác định cánh tay đắc lực, đội hậu bị của Đảng nên Bác nhấn mạnh: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”…”. Tư tưởng ấy chính là tinh thần xuyên suốt trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên của Đảng.
Bản thân chúng tôi là những giáo viên – Đoàn viên trẻ hiện đang công tác tại trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, chúng tôi luôn tâm niệm một trong những khâu then chốt để thực hiện công tác giáo dục đạo đức thế hệ trẻ, đòi hỏi người giáo viên không chỉ là một giáo viên dạy tốt văn hóa mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh cả những giá tri đạo đức, thể chất, thẩm mĩ…. Vì vậy hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối với giáo viên cái tài của một nhà tâm lí và cái tâm của một nhà giáo dục. Làm tốt hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung đều có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay. Bác Hồ đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất… những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Để làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt. Bác nhắc nhở: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
Cho đến bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, ngày 15/10/1968, Bác lại nhấn mạnh yêu cầu của nền Giáo dục nước ta là phải gắng sức phấn đấu theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh, tiên tiến: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”. Khi nói chuyện với thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc lại luận điểm: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Chăm lo cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, của toàn xã hội để một bảo đảm cho tương lai phát triển của đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân văn và văn hóa. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Di chúc đề cập vấn đề đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết mà mỗi người giáo viên phải đặc biệt quan tâm.
Hiện nay trong công tác giáo dục song song với việc dạy học văn hoá theo hướng hiện đại, tăng cường tính chủ động sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì việc đổi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng đó cũng được đặt ra cấp thiết. Bởi sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Vậy cần giác ngộ lý tưởng cách mạng cho thanh niên không chỉ dừng ở việc nhận thức về lý tưởng, thuộc lòng về lý luận thì chưa đủ mà quan trọng hơn là phải có tinh thần và khả năng để kiên quyết thực hiện thành công lý tưởng ấy. Qua hành động cách mạng, thanh niên mới thể hiện được trình độ giác ngộ lý tưởng và cũng qua hành động cách mạng mà họ bồi dưỡng nâng cao thêm được trình độ giác ngộ lý tưởng của mình. Với những luận điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề rèn luyện đầy đủ cả đức và tài trong việc đào tạo, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ Việt Nam một cách toàn diện nói riêng, để mỗi thanh niên Việt Nam “mới” có đầy đủ cả phẩm chất và năng lực, vừa hồng vừa chuyên.
Cùng với việc thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng - Nhà nước đã xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự là đội dự bị tin cậy của Đảng, hạt nhân chính trị của phong trào và các tổ chức thanh niên Việt Nam. Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cơ hội cho mọi thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Phong trào thanh niên luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, qua đó thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Do đó, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và Đoàn thanh niên không chỉ là nhu cầu tồn tại có tính chất nguyên lý về lý luận mà còn là giải pháp thực tiễn rất quan trọng để đẩy mạnh công tác đoàn và phong trào thanh niên. Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên và Đoàn thanh niên cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Một là: Cấp ủy đảng cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên trong tình hình mới. Trên cơ sở đó thống nhất trong cấp ủy đảng, cán bộ đảng viên và giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đoàn. Coi việc xây dựng tổ chức đoàn làm hạt nhân đoàn kết không tách rời trong toàn bộ công tác dân vận của đảng. Phong trào đoàn thanh niên luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, qua đó thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Đoàn sẽ làm tốt hơn việc tập hợp thanh niên, bổ sung lực lượng và sức chiến đấu cho Đảng, là nhiệm vụ cách mạng có tính chiến lược là nguồn lực xây dựng tổ chức và phát triển Đảng
Hai là: Cần đẩy mạnh thực hiện "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xử lý nghiêm minh cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, tạo môi trường chính trị và đạo đức lành mạnh củng cố niềm tin cho thanh niên. Phải phấn đấu để mỗi cán bộ, đảng viên là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, nói đi đôi với làm để thanh niên học tập và noi theo.
Định hướng cho thanh niên tới những sự cảm thụ văn hoá lành mạnh, cần phải tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của thanh niên, tạo ra môi trường thuận lợi để giao nhiệm vụ và giúp thanh niên vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Biểu hiện của thế hệ đi trước rất dễ ảnh hưởng đến thanh niên. Sinh thời Hồ Chí Minh thường nhắc nhở “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Ba là: Tổ chức tốt các phong trào của Đoàn thanh niên phát huy vai trò xung kích của thanh niên và Đoàn thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; chủ động nắm bắt thông tin, chuẩn bị về ngoại ngữ, tin học, nâng cao năng lực hội nhập..
Bốn là: “Cần phải đi sâu vào đời sống thanh niên, hiểu rõ tâm lý của các lớp thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề một cách thiết thực”. Khi nắm được những đặc điểm chung và riêng của thanh niên, sẽ hiểu thanh niên hơn, từ đó tạo tiền đề nhận thức, dự báo những mặt tiêu cực, tích cực để động viên, nhắc nhở, thức tỉnh, để họ phát huy những mặt tốt, khắc phục, ngăn ngừa những mặt còn hạn chế hiệu quả hơn. Cần phải tin tưởng vào trí tuệ và khả năng sáng tạo, sáng kiến và sự nhiệt tình năng nổ của thanh niên. Thông qua phong trào thanh niên tổ chức Đoàn trưởng thành và lớn mạnh và ngược lại tổ chức Đoàn vững mạnh sẽ tạo động lực thúc đẩy phong trào thanh niên lên tầm cao mới. Đoàn là đội dự bị tin cậy, đồng thời là tổ chức quần chúng đặc thù của Đảng.
Năm là: Xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú, môi trường sống an toàn…
Tuy nhiên hiện nay “Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự tác động của môi trường sống, đề cao cái tôi của mình, đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, đòi hỏi nhiều mà cống hiến thì ít. Những người này không biết đến câu hát “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay” là một câu hát trong bài hát Khát vọng tuổi trẻ mà tác giả Vũ Hoàng sáng tác vào khoảng năm 1995. Câu hát đó được cho là có nguồn gốc từ Mỹ. Năm 1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn; hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc”. Năm 1955, Bác Hồ có nói một ý tương tự: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuổi trẻ hôm nay đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để học tập, rèn luyện và trưởng thành, có đầy đủ bản lĩnh để bất cứ hoàn cảnh nào, được phân công đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng sẵn lòng cống hiến một cách xứng đáng nhất. Nâng cao ý thức trách nhiệm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ tri thức, đạo đức cách mạng, trau dồi bản lĩnh đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên làm chủ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. trước nhân dân. Đây chính là thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của thanh niên và tổ chức Đoàn thanh niên hiện nay, là sự chuẩn bị tốt nhất cho lợi ích lâu dài của đất nước vì thanh niên là “đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta”
Năm tháng qua đi nhưng bản Di chúc của Người sẽ còn sống mãi, là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững bước tiến lên. Hơn 50 năm qua các thế hệ thanh niên Việt Nam đã sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương vĩ đại của Bác kính yêu. Ngay từ hôm nay, mỗi đoàn viên thanh niên hãy cố gắng thực hiện nguyện vọng của Bác “đoàn viên sẽ ra sức phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm và tiến bộ mãi để xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng ta”.
Mỗi điều Hồ Chí Minh trăn trở, dặn lại trong Di chúc đều chứa chan tấm lòng của Bác- một hiền nhân đối với con người, với thiên nhiên, với quê hương đất nước, phản ánh tư tưởng, tình cảm, đạo đức và tâm hồn một người con ưu tú của dân tộc Việt; hiện thân tinh thần, tài năng và tâm hồn của người dân Việt; hiện thân của tinh thần yêu tự do tha thiết, bình dị mà vĩ đại, dân tộc mà thời đại. Đó là di sản bất hủ, đậm đà cốt cách dân tộc Việt và thời đại, “là sự thức tỉnh của nhân tâm, của trí tuệ, của dũng khí” Hồ Chí Minh gửi lại cho các thế hệ mai sau. Bởi thế, soi mình vào tấm gương của Bác để cảm nhận sâu sắc hơn về tình thương yêu bao la trọn một đời vì dân, vì nước. Từ đó, không chỉ là cảm nhận sâu sắc hơn tầm vóc vĩ đại của Người, mà còn thêm quyết tâm tự giác làm theo tấm gương đó với một tinh thần nỗ lực phấn đấu cao nhất, đóng góp sức lực và trí tuệ vào phát triển đất nước theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hồ Chí Minh là vậy - “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn!”.
Hòa Khê, ngày 16 tháng 8 năm 2024
Phan Vĩ Phương Uyên
Bí thư Chi Đoàn trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
Thực hiện Chương trình “ Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030”. Ngày 15 tháng 4 năm 2024 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng đã phối hợp với phường Hòa Khê tổ chức buổi tuyên truyền về kỹ năng sử dụng an toàn trên không gian mạng xã hội và phòng chống bạo lực học đường. Tại buổi tuyên truyền Trung tá Hồng Minh Hiển – Đội trưởng đội công an phong trào – Công an Đà Nẵng đã cung cấp cho hơn 2218 học sinh và CBGVCN nhà trường những nội dung hình thành và phát triển các kĩ năng nhận diện, xử lí, làm chủ thông tin, lối sống văn hóa trên không gian mạng; chủ động sàng lọc, nhận diện được các thông tin “xấu”, “độc”, tiếp nhận thông tin tích cực trên không gian mạng. Buổi tuyên truyền đã giúp học sinh nhà trường có thêm nhiều kiến thức trong việc sử dụng mạng xã hội an toàn.