NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGOẠI NGỮ HAY, Ý TƯỞNG MỚI HIỆU QUẢ
Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc “Cách mạng khoa học-công nghệ”, chiến lược phát triển ngoại ngữ đã trở thành bộ phận tất yếu của chiến lược con người cho tương lai ở mọi quốc gia. Ngoại ngữ tạo điều kiện để cho các dân tộc trên thế giới ngày càng hiểu và xích lại gần nhau hơn.
Để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ các cô giáo trong tổ Tiếng Anh đã không ngừng sáng tạo, mang đến cho học sinh một môi trường học tập đầy cảm hứng. Ngay từ đầu năm học, tổ đã đề ra mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng tới các tiết học sống động, khơi dậy sự hứng thú và thúc đẩy học sinh tự khám phá kiến thức bằng cách áp dụng một số phương pháp dạy học Tiếng Anh tích cực trong thời gian vừa qua.
- Giáo viên nên làm cho tiết học trở nên vui vẻ và thú vị: Hãy làm cho việc học ngoại ngữ trở thành một trải nghiệm thú vị và bổ ích. Học sinh thường ham chơi nhiều hơn học. Tại sao bạn không nghĩ tới việc vừa học vừa chơi. Các em thích các hoạt động vui chơi nên khi học nói, từ vựng hay ngữ pháp có thể lồng ghép các trò chơi, hình ảnh và hoạt động vào để tạo hứng thú cho các em.
- Giúp cho học sinh chọn cách học phù hợp với tính cách và sở thích của mình: Thông qua sinh hoạt CLB Tiếng Anh tại trường, các bạn có thể được thể hiện khả năng của mình trước đám đông
- Thấu hiểu tâm trạng của học sinh: Cố gắng chọn đúng thời điểm để giúp các em thưc hành tiếng Anh. Các em cần được tiếp thu bài học một cách thoải mái chứ không phải là ép buộc hay gắt gỏng. Giáo viên sử dụng phương pháp học nhóm cho học sinh giúp đỡ nhau. Trong quá trình học các em có thể chia sẻ giúp đỡ, khích lệ nhau.
- Thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống: Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn quan trọng. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ phương pháp này mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
Trong thời đại 4.0 giáo viên nên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá.
Trong hành trình này, vai trò của người giáo viên cũng thay đổi từ chỗ là người truyền thụ kiến thức sang người hướng dẫn, khuyến khích học sinh tự khám phá và phát triển tư duy sáng tạo. Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả rõ nét: học sinh trở nên tích cực hơn, khả năng tư duy và sáng tạo được cải thiện, và kết quả học tập cũng có chuyển biến tích cực.