Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết thực tiễn của học sinh

I.    Tên tình huống: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”.

II.    Mục tiêu giải quyết tình huống.
Vận dụng kiến thức của các môn học như Lịch Sử, Địa Lí, Toán học, Văn học để tìm hiểu rõ hơn về thành phố Đà Nẵng – nơi mà chúng em đang sinh sống và học tập.

III.    Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Cần tìm hiểu tổng quan về:
- Nguồn gốc tên gọi, lịch sử hình thành của thành phố Đà Nẵng.
- Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của thành phố.
- Đặc điểm kinh tế,  dân cư - xã hội, văn hóa của thành phố.

IV.    Giải pháp giải quyết tình huống
- Vận dụng kiến thức môn Lịch Sử để tìm hiểu về tên gọi và quá trình hình thành Thành phố Đà Nẵng.
- Vận dụng kiến thức môn Địa Lí để tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội của thành phố.
- Vận dụng kiến thức môn Toán để tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của thành phố.
- Vận dụng kiến thức văn học để tìm hiểu về đời sống văn hóa của người  dân thành phố.

V.       Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
•    Tư liệu:
- SGK Địa lí 9.
- Tài liệu: Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam.
- Tài liệu Lịch sử thành phố Đà Nẵng.
- Mạng Internet
•    Thuyết minh

1. Nguồn gốc tên gọi và quá trình hình thành thành phố Đà Nẵng.
Xem tiếp...

Vài lời phi lộ

Cùng với sự trưởng thành chung của nhà trường, tổ Sử - Địa - Giáo Dục Công Dân trong suốt chặng đường từ khi thành lập trường cho đến nay cũng không ngừng phấn đấu và trưởng thành. Các thành viên trong tổ sống giản dị, đoàn kết, chân thành, tâm huyết với nghề. Những đồng chí có thâm niên công tác, giàu kinh nghiệm là chỗ dựa về chuyên môn và tinh thần cho lớp trẻ. Những giáo viên trẻ mạnh dạn vươn lên khẳng định mình. Nhìn lại chặng đường phát triển, tổ Sử - Địa – GDCD có thể tự hào với nhiều thành tích đã đạt được.


Trong hai năm học qua, tổ bước vào một giai đoạn giao thời, các giáo viên lớn tuổi nghỉ chế độ và thay vào đó là các giáo viên trẻ mới về, nên tự đánh giá tay nghề và chuyên môn ở của tổ hiện nay ở mức khá. Cho đến nay, tổ gồm có 11 giáo viên, trong đó có 10 giáo viên nữ, với một đội ngũ không ngừng được trẻ hóa có tinh thần vươn lên để tự khẳng định mình.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, Tổ Sử - Địa - GDCD đã xác định rõ phương hướng hoạt động thực hiện nhiệm vụ năm học và mục tiêu phấn đấu. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị - đạo đức tác phong người giáo viên, được tổ xác định là quan trọng. Trên cơ sở đó, các giáo viên phấn đấu là giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, gương mẫu trong cách sống, phấn đấu trở thành tấm gương cho học sinh noi theo. Các tổ viên còn là công dân gương mẫu, có trí tuệ, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước, không tổ viên nào mắc các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Hiện trong tổ có 6 đồng chí  được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhiều giáo viên giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường như thầy Phạm Kim Ngân – Tổ trưởng, Bí Thư Chi Đoàn, Cô Nguyễn Thùy Linh – Tổ trưởng tổ văn phòng, Chủ tịch Công đoàn, Cô Phạm Thị Dung – Tổ trưởng Công đoàn, Cô Lê Thị Hoa – Thanh tra viên.

Mỗi tổ viên xác định rõ nhiệm vụ giáo dục, nhiệm vụ giảng dạy và coi nâng cao chất lượng giảng dạy là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, từ đó mỗi người tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức và cải tiến phương pháp giảng dạy. Tích cực dự giờ đồng nghiệp trên tinh thần tự giác và học tập lẫn nhau để cải tiến phương pháp giảng dạy tốt hơn. Được sự quan từ lãnh đạo nhà trường, tổ đã có riêng một phòng bộ môn với đầy đủ các phương tiện dạy học. Điều này đã tạo cho tổ có điều kiện tốt hơn trong hoạt động trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Đến nay, hầu hết các giáo viên trong tổ đều biết sử dụng máy vi tính, soạn giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu dạy và học của xã hội hiện nay.

Là một tổ đa phần là giáo viên trẻ và mới nên thành tích thi đua vẫn còn khiêm tốn, năm học vừa qua cô Lê Thị Hoài Thúy đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, số học sinh đạt kết quả trong kỳ thi học sinh giỏi cũng khá khả quan: Cấp Thành phố : Môn Lịch Sử 9: đạt 2 giải ba, 2 giải khuyến khích; Địa Lí 9: đạt 1 giải nhì, 3 giải ba, Cấp Quận môn Lịch Sử 8: đạt 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba. Thành tích trên không chỉ là sự cố gắng học tập của học trò mà còn là sự nổ lực rất lớn của các giáo viên trẻ lần đầu tiên đảm nhiệm nhiệm vụ bồi dưỡng. Những thành tích trên hãy còn là quá nhỏ bé so với thành tích của các tổ chuyên môn bạn, song đó cũng là động lực để tổ càng quyết tâm cố gắng phấn đấu hơn ở những năm học sau.

Có một thành tích mà tổ bỗng dưng được nổi tiếng đó là, trong tổ đa số là giáo viên trẻ đang trong độ tuổi sinh sản cùng với hạnh phúc gia đình và những cầu mong của năm con rồng sung sức. Các cô giáo thay nhau “maratông tái tạo sức lao động cho xã hội” , một kì tích đáng kể, 5 cô giáo lần lược thực hiện những nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của mình. Để rồi tiếng khóc dễ thương của các em bé song hành với nụ cười chia sẻ hạnh phúc của các thầy, cô giáo được phân công dạy thay cho đồng nghiệp và được nhận một huân chương lao động vì sự nghiệp giáo dục là “ Tổ trưởng mát tay ”. Tựu trung, niềm hạnh phúc ấy cũng chính là sự đoàn kết, sẻ chia của tất cả các tổ viên. Đoàn kết và chỉ có đoàn kết mới mang lại cho tổ những thành công hôm nay và trong tương lai. Đó là phương châm của Tổ Sử  - Địa – Giáo Dục Công Dân của Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, một ngôi trường chuẩn quốc gia, trường trọng điểm của Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.


Thông báo